Chiến lược Marketing của Xiaomi - Cách mở rộng thị phần không phải kẻ đi đầu

1. Giới thiệu tổng quan về công ty Xiaomi

Công ty Xiaomi được thành lập vào tháng 4 năm 2010 bởi Lei Jun, một doanh nhân Trung Quốc giàu kinh nghiệm trong ngành công nghệ. Với sứ mệnh tạo ra các sản phẩm công nghệ chất lượng cao với giá cả hợp lý, Xiaomi nhanh chóng trở thành một trong những công ty công nghệ phát triển nhanh nhất và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. 

Sau thành công ban đầu với phần mềm, Xiaomi đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vào lĩnh vực sản xuất thiết bị di động. Vào tháng 8 năm 2011, Xiaomi ra mắt điện thoại thông minh đầu tiên Xiaomi Mi1. Đến năm 2021, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu ở Trung Quốc và là một trong những thương hiệu điện thoại nổi tiếng toàn cầu.

Khách hàng mục tiêu của Xiaomi chủ yếu nhắm tới nhóm đối tượng trẻ có thu nhập từ trung bình đến cao, cần tìm kiếm các thiết bị thông minh đầy đủ chức năng với một mức giá hợp lý.

Nhân khẩu học

Thái độ

Hành vi mua sắm

Hành vi sử dụng

Độ tuổi: 18-35 tuổi.

Giới tính: Cả nam và nữ.

Thu nhập: trung bình đến cao.

 

Vị trí địa lý: Cả thành thị và nông thôn .

Có thái độ tích cực đối với đổi mới công nghệ và sáng tạo. Họ quan tâm đến các sản phẩm mới, tính năng tiên tiến và thiết kế hiện đại với giá cả phải chăng

Tìm kiếm thông tin: Tìm kiếm thông tin trên Internet, đọc đánh giá và so sánh sản phẩm.

Mua hàng trực tuyến: Tận dụng tiện ích và sự đa dạng của việc mua hàng trực tuyến.

Đánh giá chất lượng: Đánh giá cao giá trị và hiệu suất của sản phẩm.

Có thói quen sử dụng các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, tai nghe không dây, đồng hồ thông minh và các thiết bị thông minh khác.

 

Thích thú với công nghệ và thường sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến và mạng xã hội để tương tác và chia sẻ trải nghiệm.

Chân dung đối tượng khách hàng của Xiaomi tại Việt Nam

Mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công cụ phân tích chiến lược quan trọng để đánh giá tình hình cạnh tranh và vị trí của một doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mô hình SWOT của Chiến lược Marketing của Xiaomi giúp doanh nghiệp xác định được yếu tố ngoại vi và nội vi ảnh hưởng tới Xiaomi.

Mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công cụ phân tích chiến lược quan trọng để đánh giá tình hình cạnh tranh và vị trí của một doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mô hình SWOT của Chiến lược Marketing của Xiaomi giúp doanh nghiệp xác định được yếu tố ngoại vi và nội vi ảnh hưởng tới Xiaomi.

Mô hình Swot của Chiến lược Marketing của Xiaomi

 2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Xiaomi

Chiến lược Marketing của Xiaomi tài tình như thế nào mà khiến một doanh nghiệp nhỏ đánh bại được ông hoàng công nghệ Apple?  Năm 2021, thị phần của Xiaomi đạt 17% trên toàn cầu, vượt qua tỷ lệ 14% của Apple.

2.1. Chiến lược Marketing của Xiaomi về sản phẩm

 Chiến lược Marketing của Xiaomi tập trung vào việc phát triển và giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới và tiên tiến. Họ đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để mang đến các tính năng mới và cải tiến đáng chú ý trong các sản phẩm của mình.

a - Xây dựng hệ sinh thái Xiaomi

Xiaomi đã tạo ra một hệ sinh thái đa dạng bao gồm nhiều loại sản phẩm và dịch vụ: từ điện thoại thông minh đến thiết bị gia đình thông minh và dịch vụ trực tuyến. Điều này giúp khách hàng của Xiaomi tiết kiệm được đáng kể thời gian và công sức.

 Điện thoại Xiaomi nổi tiếng với 6 dòng Smartphone chính:

  • Xiaomi Mi Series: Bao gồm các mẫu điện thoại cao cấp và đầu bảng của Xiaomi (Xiaomi Mi 11, Xiaomi Mi 11 Pro, Xiaomi Mi 11 Ultra).

  • Redmi Series: Được xem là dòng điện thoại giá rẻ và có hiệu suất tốt (Redmi Note 10, Redmi Note 10 Pro, Redmi 9).

  • Poco Series: Dòng điện thoại tầm trung với hiệu năng mạnh mẽ và giá cả hợp lý ( Poco X3 Pro, Poco F3, Poco X3 GT).

  • Xiaomi Mi Mix Series: Dòng điện thoại với thiết kế màn hình tràn viền hoặc màn hình gập (Xiaomi Mi Mix Fold, Xiaomi Mi Mix 4).

  • Black Shark Series: Được tạo ra cho người chơi game với hiệu năng cao và tính năng tối ưu hóa cho trò chơi (Black Shark 4, Black Shark 4 Pro, Black Shark 3).

  • Xiaomi Mi Lite Series: Dòng điện thoại giá rẻ nhưng vẫn cung cấp trải nghiệm tốt (Xiaomi Mi 11 Lite, Xiaomi Mi 10 Lite, Xiaomi Mi 9 Lite).

Xiaomi có nhiều dòng điện thoại với nhiều phân khúc khác nhau

Xiaomi có nhiều dòng điện thoại với nhiều phân khúc khác nhau

 Các thiết bị gia đình thông minh

Xiaomi không chỉ tập trung vào smartphone, mà còn rất chú trọng đến việc phát triển các thiết bị gia đình thông minh. Các sản phẩm nổi bật nhà Xiaomi như: Xiaomi smart TV, hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống an ninh nhà cửa, các thiết bị nhà bếp thông minh. Những thiết bị gia đình này đều được thiết kế để giúp cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.

Xiaomi hướng đến xây dựng ngôi nhà thông minh Xiaomi trong tương lai

Xiaomi hướng đến xây dựng ngôi nhà thông minh Xiaomi trong tương lai

b - Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm chất lượng cao

Chiến lược Marketing của Xiaomi đã đạt được thành công trên thị trường điện thoại thông minh bằng cách tung ra các sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Vỏ điện thoại cứng cáp, màn hình chất lượng cao và pin khỏe đã làm cho các sản phẩm Xiaomi khác biệt so với các điện thoại giá rẻ khác. 

Hệ điều hành độc quyền MIUI cung cấp nhiều ứng dụng thú vị cho người dùng. Xiaomi không chỉ tạo ra các smartphone cao cấp như Mi3 và Mi4, các thiết bị định tuyến và TV UHD, mà còn cung cấp các sản phẩm hàng trung cấp như máy tính bảng Redmi Note với màn hình lớn và vi xử lý mạnh mẽ. Tất cả những thành tựu này đã làm cho Xiaomi được công nhận và có giá trị đáng kể trong ngành công nghiệp công nghệ.

Một hệ sinh thái sản phẩm đồng nghĩa với việc khách hàng có thể trải nghiệm một loạt các sản phẩm và dịch vụ được tích hợp và tương thích với nhau. Điều này mang lại một trải nghiệm liền mạch và thuận tiện cho khách hàng, từ việc sử dụng các sản phẩm công nghệ thông qua tích hợp dữ liệu và quản lý từ xa cho đến việc chia sẻ thông tin và tương tác với hệ thống.

c - Tập trung vào trải nghiệm khách hàng 

Đến với Mi Việt Nam (cửa hàng phân phối độc quyền của Xiaomi), khách hàng sẽ cảm nhận được phong cách phục vụ nhiệt tình, hiếu khách và tận tâm ngay từ bước vào hệ thống showroom. Khi tham quan các mặt hàng, mỗi khách hàng đều được đảm bảo được Nhân viên bán hàng tư vấn, giải thích tận tình mọi thắc mắc để bạn có được quyết định nhanh chóng và đúng đắn nhất. Đối với Mi Việt Nam khách hàng không chỉ đơn thuần là thượng đế, mà còn là một người bạn tri kỷ trên bước đường tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Chiến lược Marketing của Xiaomi là tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Chiến lược Marketing của Xiaomi là tập trung vào trải nghiệm khách hàng

 2.2. Chiến lược Marketing của Xiaomi về giá

Chiến lược Marketing của Xiaomi về giá tập trung vào việc đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Hãy cùng HBR làm một so sánh nhỏ để thấy được sự khác biệt của Xiaomi với đối thủ “nặng ký” nhất thị trường với 19% thị phần - ông trùm Samsung 

 

Samsung - Galaxy Z Fold4

Xiaomi - MIX Fold 2

Trọng lượng

263g

264g

Kích thước

155.1 x 67.1 x 14.2 mm

161.1 x 73.9 x 11.2 mm

Màn hình

7.6 inches

7.8 inches

Sạc nhanh 

30 phút - 50% 

40 phút - 100%

Gía

32.990.000 vnđ

29.990.000 vnđ

 Bảng so sánh Samsung - Galaxy Z Fold 4  và Xiaomi - MIX Fold 2 ( nguồn: Tổng hợp)

Nhìn vào bảng, Xiaomi mang đến cho người dùng một sản phẩm không hề thua kém gã khổng lồ Samsung, thậm chí còn nhỉnh hơn một chút về chế độ sạc nhanh. Tuy nhiên, mức giá Xiaomi thực sự khiến người dùng phải “Choáng” vì sự cạnh tranh của hãng.

"Chúng tôi mong muốn duy trì tư duy định hướng công nghệ và tiết kiệm chi phí trong khi vẫn tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên thị trường", chủ tịch Xiaomi - ông Lei Jun chia sẻ.

2.3. Chiến lược Marketing của Xiaomi về phân phối

Xiaomi đã sử dụng cả chiến lược phân phối trực tiếp và gián tiếp để tiếp cận khách hàng. 

a - Chiến lược phân phối trực tiếp

Theo báo cáo Counterpoint Research vào năm 2020, Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới trong việc bán trực tiếp cho khách hàng mục tiêu, chiếm tỷ lệ 41%. Xiaomi đã tận dụng website và cửa hàng bán lẻ độc quyền để tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp và nhanh chóng. Hiện nay Xiaomi có 8 Xiaomi Store tại Việt Nam rải rác trên khắp tỉnh thành tại Việt Nam nhằm cung cấp sản phẩm và trải nghiệm cho khách hàng.

b - Chiến lược phân phối gián tiếp 

Xiaomi cũng đã sử dụng chiến lược phân phối gián tiếp thông qua các cửa hàng bán lẻ và đối tác phân phối. Họ đã thiết lập một mạng lưới đối tác phân phối rộng khắp, bao gồm cả cửa hàng bán lẻ lớn và nhỏ, trên toàn cầu. Theo báo cáo từ IDC vào năm 2020, Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Ấn Độ về thị phần điện thoại di động với tỷ lệ 28%, trong đó phần lớn là nhờ vào mạng lưới phân phối gián tiếp của hãng. Tại Việt Nam các sản phẩm của Xiaomi xuất hiện tại các cửa hàng di động lớn như: FPT Shop, Thegioididong.com, CellphoneS, Điện Máy Xanh… 

2.4. Chiến lược Marketing của Xiaomi về tiếp thị

Tính đến thời điểm tròn 8 tuổi, những gì thương hiệu Xiaomi đạt được là một tấm gương sáng cho một chiến lược tiếp thị hoàn hảo. Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau hai gã khổng lồ của ngành công nghiệp là Samsung và Apple. Chiến lược Marketing của Xiaomi về tiếp thị đã giúp Xiaomi phủ sóng như thế nào? 

a - Chiến lược quảng cáo truyền miệng 0Đ (Word of mouth)

Chiến lược marketing của Xiaomi đã tạo ra sự tò mò với khách hàng mục tiêu bằng cách tạo ra tin đồn trên mạng xã hội. Xiaomi đang phát triển phiên bản MIUI 14, dự kiến sẽ dựa trên nền tảng Android 13. Thông tin về ngày ra mắt chính thức của MIUI 14 vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, một báo cáo đã rò rỉ danh sách các thiết bị dự kiến sẽ được cập nhật lên MIUI 14. Các thiết bị Xiaomi như Xiaomi 12S Ultra, Xiaomi 12S Pro, Xiaomi 12S, Xiaomi 12 series, Xiaomi 11T Pro, Xiaomi 11T, Mi 11, Mi 11 Pro, Mi 11 Ultra, Mi 11X, Mi 11X Pro... cùng một số thiết bị Redmi như Redmi Note 11 series, Note 10 series, Redmi K50 series, Redmi K40 series... được đề cập trong danh sách này. 

Tuy nhiên, Xiaomi vẫn chưa xác nhận chính thức các thiết bị sẽ được cập nhật lên MIUI 14. Phương pháp này đã tạo ra tin đồn và lan truyền rộng khắp Trung Quốc  và sức mạnh của truyền miệng đã giúp Xiaomi phát triển.

Xiaomi đã xây dựng các diễn đàn và nhóm trên mạng xã hội như Facebook, Twitter và Mi Community để tạo ra một cộng đồng người hâm mộ. Điều này cho phép người dùng kết nối, trao đổi thông tin và chia sẻ trải nghiệm của họ với sản phẩm Xiaomi. Xiaomi thường tham gia và tương tác với cộng đồng bằng cách tham gia vào các cuộc trò chuyện, giải đáp câu hỏi và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng.

Xiaomi xây dựng chiến lược truyền miệng qua việc thành lập Mi Fan

Xiaomi xây dựng chiến lược truyền miệng qua việc thành lập Mi Fan

Nhờ vào chiến lược này, Xiaomi đã xây dựng niềm tin và lòng trung thành từ phía người tiêu dùng thông qua việc tạo ra các sản phẩm hấp dẫn, giá trị và sử dụng sự lan truyền thông điệp từ cộng đồng người hâm mộ để quảng bá sản phẩm.

b - Chiến lược tái định vị thương hiệu

Trong sự kiện giới thiệu dòng điện thoại gập mới Mi Mix Fold, Xiaomi đã công bố logo mới của họ. Logo mới này có một thay đổi rất nhỏ so với logo cũ, bao gồm hình dạng hình vuông với góc bo tròn và kích thước chữ lớn hơn một chút.

Theo Xiaomi, quá trình thiết kế và chọn logo mới đã bắt đầu từ năm 2017 và đã tiêu tốn khoảng 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 7 tỷ đồng). Ngay lập tức, thông tin này đã tạo ra hàng nghìn chủ đề và triệu lượng bình luận trên toàn cầu. Đa số người dùng cho rằng Xiaomi đã chi quá nhiều tiền cho kết quả không đáng kể.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đây là một chiến lược marketing thông minh và có lợi của Xiaomi. Mặc dù không cần quảng cáo, họ đã nhận được sự chú ý không cần mất một đồng quảng cáo nào trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Màn thay đổi logo của Xiaomi trở thành chủ đề bàn luận hot trên mạng xã hội

Màn thay đổi logo của Xiaomi trở thành chủ đề bàn luận hot trên mạng xã hội

Với Xiaomi, việc thay đổi logo của họ đã trở thành một chủ đề "hot" hơn bao giờ hết. Người dùng mạng thậm chí đã tạo ra các hình ảnh chế từ logo mới của hãng.

c - Chiến lược Xiaomi Vip của Xiaomi 

Xiaomi đã thiết kế chương trình hoạt động cho khách hàng VIP một cách rất chỉn chu. Khi trở thành VIP của Xiaomi, khách hàng sẽ được tích điểm cho mỗi lần mua hàng. Điểm càng cao, càng chứng tỏ tầm qua Khách hàng cũng có thể sử dụng điểm để được giảm giá khi mua hàng trong tương lai. 

Các thành viên VIP cũng được mời đến các buổi gặp mặt và sự kiện offline người hâm mộ tại địa phương. Khách hàng Vip sẽ được gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với các đại diện của Xiaomi, chia sẻ ý kiến và trải nghiệm sản phẩm. Điều này làm cho Xiaomi khiến khách hàng cảm thấy mình được coi trọng và có tiếng nói với nhãn hàng.

Chương trình VIP của Xiaomi nhận được nhiều phản ứng tích cực từ khách hàng

Chương trình VIP của Xiaomi nhận được nhiều phản ứng tích cực từ khách hàng

3. Bài học cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam từ chiến lược Marketing của Xiaomi

Doanh nghiệp công nghệ Việt học được gì từ chiến lược Marketing của Xiaomi? Hãy cùng tìm hiểu cách nhãn hàng này thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời đạt được sự tăng trưởng trong thị trường cạnh tranh.

3.1. Tập trung vào giá trị sản phẩm

Xiaomi đã thành công trong việc tạo ra giá trị cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý. Họ không chỉ chú trọng vào việc giảm giá để thu hút khách hàng, mà còn tập trung vào việc cải thiện chất lượng và tính năng của sản phẩm. Điều này giúp họ xây dựng lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng.

3.2. Xây dựng cộng đồng người dùng trung thành

Xiaomi đã thành công trong việc xây dựng một cộng đồng người dùng sôi động và trung thành. Thông qua các nền tảng trực tuyến như Mi Community, Xiaomi tạo ra một không gian để người dùng tương tác, chia sẻ kinh nghiệm và nhận hỗ trợ từ nhau. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường gắn kết giữa nhãn hàng với khách hàng và giữa khách hàng với nhau. Không những thế, thông qua Mi fan còn giúp Xiaomi hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

3.3  Tạo sự kích thích khi mua hàng (flash sale)

Xiaomi đã sử dụng chiến lược flash sale (bán hàng giới hạn trong khoảng thời gian ngắn) để tạo sự kích thích và tạo cảm giác "sốt" cho người dùng. Việc giới hạn số lượng sản phẩm và thời gian mua hàng đặc biệt này đã tạo ra một cảm giác thiếu hụt và tạo sự quan tâm lớn từ phía khách hàng. Điều này có thể thúc đẩy người dùng mua hàng nhanh chóng và tạo ra sự tăng trưởng doanh số. 

3 bài học cho doanh nghiệp Việt Nam từ Chiến lược Marketing của Xiaomi

3 bài học cho doanh nghiệp Việt Nam từ Chiến lược Marketing của Xiaomi

Xiaomi - từ một công ty startup của đã vươn lên để sánh vai với các ông lớn Samsung, Apple… Nhờ chiến lược marketing của Xiaomi đầy thông minh đầy đột phá, Xiaomi đã mang đến nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và phát triển hơn nữa trong thị trường đầy cạnh tranh. 

Nguyễn Kim Khang